Tấm poly đặc có uốn cong được không – Hướng dẫn thi công và gia công tấm Poly
Tấm nhựa poly có tính đàn hồi và đồ bền khá tốt nên việc thi công cũng ít trở ngại, tuy nhiên bạn vẫn cần nắm 1 số kiến thức cơ bản để áp dụng cho những công trình có tính kỹ thuật chính xác cao, hay những sản phẩm gia công kỹ thuật cần thông số.
Tấm Poly đặc có uốn cong được không ?
Poly đặc uốn cong tương đối dễ, đối với mọi độ dày, tuy nhiên bán kính đường cong thì cần dựa trên 3 yếu tố: Độ dày, chiều rộng, chiều dài.
Một số lưu ý khi thi công tấm Poly
Các lưu ý cơ bản
- Xác định được mặt nào là mặt có phủ UV, Lắp mặt có hạt chống tía UV hướng ra bên ngoài trời,
- Giữ nguyên tấm phim khi chưa thi công lắp đặt xong, Tháo lợp màng ra ngay sau khi lắp đặt xong để tranh sức nóng làm màng chảy bám sát khó lột hơn.
- Nên dùn loại vít chuyên dụng để khoan lắp
- Khi khoan lỗ cần trừ hao 2 đến 3mm để tránh tình trạng đội tấm khi có giãn nở
- Khi cắt tay dùng đĩa cưa kim loại mỏng sắc, không cắt laser được, dùng máy CNC
- Đối với mái che độ nghiêng thoát nước tôt là trên 50 độ
- Trừ hao độ co giãn của chất liệu, nghiên cứu vật liệu trung gian khi Poly co giãn
Lưu ý khi thi công Poly ở dạng phẳng
– Phải đảm bảo tấm lợp không bị võng quá 50mm
– Thiết kế dạng kẹp 3 hay 2 cạnh yêu cầu tấm Poly phải dày hơn hoặc giảm kích thước khung lại để thay thế
– Khung có thể được lắp với bất kỳ dạng nào, thường là hình chữ nhật. Lưu ý đến tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều dài khung để xác định khả năng chịu lực của khung. Cách tốt nhất là dùng 4 kẹp, chiều dài của thanh kẹp bằng với chiều rộng của khung. Bằng cách này, lực tác động sẽ chia đều cho các thanh kẹp